Những điều bạn cần phải bỏ túi trước khi đến thăm Tây Nguyên đại ngàn

Lên thăm Tây Nguyên chúng ta không thể không ấn tượng đến những tỉnh thành vô cùng đặc biệt như: Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đông. Vùng đất đầy nắng và gió là những điều mà mọi người nghĩ đến khi nghĩ về Tây Nguyên. Ở Gia Lai một đia phận giáp biên giới nước bạn Campuchia (Cambodia).Có một dân tộc với cái tên vô cùng đặc biệt gần như trùng với tên tỉnh thành này với- Người dân Gia Rai sống chủ yếu ở nơi này. Bạn có tò mò gì về vùng đất có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào nhiều nhất cả nước này? Bạn có nghĩ tới những chú voi? Nghĩ về những thung lũng hùng vĩ, những ngọn đồi cao ngút trời? Những chiếc váy, khố thổ cẩm? Đó có phải điều bạn hình dung khi nghĩ về Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Cùng tìm hiểu ngay về những điều cần biết trước khi lên thăm Gia Lai nhé!

1. Màu đất đỏ đặc trưng: Bạn sẽ phải ngạc nhiên vì màu đỏ của đất ba dan nơi đây. Từng được đi vào biết bao tác phẩm văn học “một màu đỏ ấn tượng mà đầy ám ảnh”. Có lẽ chính nhờ chất của đất cộng thêm điều khiện khí hậu đặc biệt nắng mưa hai mùa rõ rệt đã khiếm cho nơi đây có rất nhều cây cối công nghiệp. Và trở thành khu vực nhiều cây xanh nhất của cả nước

2. Miệng núi lửa Chư Đăng Ya: Một hình ảnh mê hồn từ trên cao nhìn xuống và hùng vĩ từ dưới nhìn lên. Miêng núi lửa hiện nay là một địa điểm không thể bỏ lỡ  khi đến Gia Lai. Không chỉ đơn thuần là núi lửa đã ngưng hoạt động. Bạn có tin được không? Hiện nay người ta còn trồng lúa bên trong đó nữa.

3. Không khí trời Âu của mùa cao su thay lá: Từ khoảng cuối tháng 12 cho đến đầu tháng 2 hằng năm, không khí bắt đầu diụ mát và cây cao su lúc này đã đến thời thay lá mới. Màu là khiến cho bầu trời Tây Nguyên lúc bấy giờ trở sắc vàng thau. Tung bay trên nền trời xanh biếc mỗi đợt gió nhẹ ghé qua.

4. Thiên đường cuả những cái hồ và đập thủy điện. Bạn có tin có biển trên núi? Đó chính là cách nói ví von mà người ta nói về Gia Lai. Ở nơi đây có rất nhiều hồ: Biển Hồ Chè, Hồ T’Nưng, Hồ Đập Tân Sơn hay các đập: Đập Thủy Điện Sesan 3, Sêsan 4,...

5. Phong tục để quan tài trước sân nhà của người Gia Rai. Sẽ chẳng có gì quá lạ lẫm nếu bạn là đưá con của Tây Nguyên chính gốc khi nghe về những điều này. Nhưng đó là sự thật, người Gia Rai có phong tục để quan tài bằng đá ở trước sân nhà. Hiện nay nền kinh tế mới đã về đến các buôn làng, việc để quan tài cũng đã hạn chế nhưng không có nghiã là nó không còn. Vậy nên khi đến Gia Lai cũng đừng quá sợ hãi khi bạn nhìn thấy nó.

6. Lễ hội cồng chiêng. Bạn có thể đến bảo tàng thành phố để ngắm những chiếc chiêng cổ của người Gia Lai. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nghe tiếng cồng chiêng. Bởi chỉ có những dịp lễ rất đặc biệt mới được đem ra sử dụng. Thường trong các lễ hội: cầu mưa, cầu mùa, Cúng Giàng, đám ma,...Tiếng chiêng được coi là biểu tượng sức mạnh của sự kết nối giữ thiên nhiên và con người, giưã buôn làng và thần linh. Vang rền, mạnh mẽ, sôi động và hào hùng là những gì chúng ta có thể dùng để miêu tả âm sắc đặc biệt của cồng chiêng nơi đây

7. Người dân Gia Rai vẫn theo chế độ mẫu hệ. Người mẹ được coi là người quản lí tiền bạc và trụ cột của gia đình. Con cái đều phải theo họ mẹ. Và điều đặc biệt ở đây là khi một vợ chồng người Gia Rai quyết định ly hôn thì theo luật lệ cuả bản làng họ phải trả một số tiền gọi là tiền thanh xuân cho người phụ nữ.

Trên đây là 7 điều thú vị đến từ một người con đã sống và học tập ở Tây Nguyên với hơn 15 năm. Tây Nguyên hiện đang ngày càng đổi mới, ngày càng mở cửa chào đón khách du lịch nhiều hơn. Hứa hẹn sẽ là nơi mang đến cho bạn những trải nghiệm mới lạ, phóng khoáng hơn bao giờ hết. Cùng nhanh tay mà xác balo và đến Tây Nguyên ngay nhé!

Yêu thích
Bình luận